9 kỹ năng mềm của một Team Lead post thumbnail image

9 kỹ năng mềm của một Team Lead

Một trong những điểm mới mẻ chính mà bạn sẽ gặp phải khi đóng vai trò chính trong việc quản lý con người.

1. Xây dựng và lặp lại tầm nhìn

Có 2 lý do:

  1. Tạo động lực cho nhóm: Thành viên trong nhóm sẽ gắn bó hơn nếu họ hiểu rõ tầm nhìn của nhóm.
  2. Đề ra được mục tiêu: Có được tầm nhìn, một cách tự nhiên, các mục tiêu và quyết định về tầm quan trọng trong các việc phải làm sẽ xuất hiện.

Cách thực hiện:

  1. Để team bày tỏ nhu cầu của họ. Tìm ra ra nhu cầu thực sự ẩn chứa đằng sau (đa phần nội dung nhu cầu được bày tỏ ko phải những gì bạn sẽ và nên làm).
  2. Tạo điều kiện để tham dự hội nghị mang tính học thuật. Team sẽ giúp tạo nên một mô hình liên quan về thế giới, từ đó giúp bạn xây dựng tầm nhìn phù hợp.
  3. Săm soi dữ liệu và dành nhiều thời gian để trích xuất ý chính trong đó, hãy đề nó thấm nhầun trong não bạn trong một thời gian dài.
  4. Trình bày tầm nhìn cho càng nhiều bên càng tốt: sẽ giúp bạn trao dồi và đánh bóng nó.

2. Học cách ủy quyền

Ủy quyền nhiều hơn môt ít.

Tìm kiếm cơ hội ủy quyền. Nói rõ với họ: Tôi giao việc này cho bạn. Bạn OK với nó chứ?

Luôn tự hỏi bản thân: “Tháng qua tôi đã ủy quyền những gì? Chúng như thế nào rồi”

Đưa phản hồi. Nói rõ những gì chưa tốt và chúc mừng thành viên cho những thức đã làm tốt.

3. Tạo động lực cho nhóm

Đảm bảo động lực cho cả nhóm bằng “Mục Tiêu Nhóm”.

Đặt câu hỏi trong các cuộc họp sẽ không mang lại cho bạn nhiều tín hiệu cho điều này.

Đây là một vài lời đề nghị:

“Be with the team” – Hãy có mặt với team của bạn mọi lúc. Luôn hiện hữu khi thành viên đến chỗ của bạn.

“Be on the front line” – Dẫn dắt bằng ví dụ cụ thể.

Nếu bạn muốn dạy người khác tư duy theo kiểu mới, đừng cố gắng giải thích cho họ. Thay vào đó, hãy đưa họ công cụ. Cách sử dụng những thứ này sẽ khiến họ tư duy theo kiểu mới

Buckminster Fuller

4. Không bạo lực trong giao tiếp

Đây là một khái niệm trong quyển sách Non-violent communication: Alanguage of life, của Marshall Rosenberg.

Chúng ta không được giáo dục để nói ra những ta cần. Chúng ta có xu hướng nói ra những cảm xúc, thái độ, mục tiêu và kết quả. Nhưng không nói những nhu cầu hay những điều ta cần.

Có nhiều vấn đề trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu ta nói ra được điều ta cần theo cách rõ ràng.

Đứng ở vị trí nhân viên, trong buổi review năng lực, sẽ đơn giản hơn nếu bạn nói “Đợt thăng chức này rất quan trọng với tôi, vì …”.

Đứng ở vị trí trưởng nhóm, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nói “Bạn sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc này, vì …”

5. Tìm kiếm phản hồi

Quá trình chính của việc học là phản hồi. Bạn cần phản hồi để biết mình đang làm tốt điều gì và bạn có thể cải thiện điều gì.

Đừng mong đợi các thành viên trong nhóm sẽ nói về điều đó một cách nghiêm túc. Họ sẽ không (ngay cả những người cao cấp nhất).

Lời khuyên:

  • Dùng bản khảo sát của công ty. Thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm phản hồi.
  • Làm một bài thuyết trình về kết quả trước nhóm sau đó là những buổi 1-1
  • Một số thành viên sẽ ngại và không nói gì. Cho họ cơ hội để suy nghĩ và quay lại những lần sau để có được dữ liệu.

6. Đọc sách

8 quyển sách nên đọc:

  1. In the company of giants
  2. The trillion-dollar coach
  3. Influence
  4. The growth mindset
  5. The power of habits
  6. Thinking fast and slow
  7. Freakonomics
  8. The manager’s path

7. Giải quyết những vấn đề khó khăn 1 cách trực tiếp

Một lúc nào đó, những thứ rối ren sẽ ập đến. Điều quan trọng là phải đối mặt với buổi nói chuyện đó với 1 người nào đó.

Một số lời khuyên:

  • Mời một người thứ 3 có thể đưa góc nhìn có giá trị, không thiên vị.
    Nhà quản lý giỏi theo nghiên cứu của Google, đó là:
  • Tạo ra tâm lý an toàn, nghĩa là là 1 lead, bạn phải tạo được môi trường an toàn để mắc sai lầm.
    Nghĩa là, tạo cơ hội để người khác được sai (ủy thác), và giải quyết những việc sai đó phù hợp. Đưa ra những feedback mang tính xây dựng.

Tập trung vào lesson learned:

“Make it OK to stumble, stand back up and get back to work”.

Kể cả khi văn phòng là một nơi làm việc lý tưởng, bạn vẫn phải xây dựng mối quan hệ cá nhân với từng thành viên.

8. Xây dựng career path

Với vai trò là người dẫn đầu, bạn sẽ phải xây dựng con đường sự nghiệp cho mỗi thành viên trong nhóm của mình.

Nhiệm vụ này là khía cạnh cơ bản của việc trở thành người dẫn đầu.

Nếu bạn không thích làm điều này, có thể có nghĩa là bạn đang không đi đúng hướng trong sự nghiệp của mình (nghiêm túc).

Nên nhớ:

  • Mọi người đều cần một con đường sự nghiệp
  • Xây dựng OKR cho thành viên, thời gian nên là 6-9 tháng
  • Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm cơ hội cho thành viên của mình.
  • Dành thời gian để tìm hiểu những gì đang diễn ra trong công ty.
  • Nên nhìn xa hơn việc gói gọn trong một công ty. Một lúc nào đó, sẽ có người trong nhóm rời đi. Nhiệm vụ của bạn không phải giữ chân họ lại, mà là đảm bảo rằng họ rời đi đúng lý do. Có 2 lý do thôi:
    1. Họ ghét vị trí hiện tại.
    2. Họ có cơ hội mới

9. Dành chút thời gian để nghỉ ngơi

Một cách nghiêm túc, làm công việc này rất hao tổn sinh lực. Giữ nhịp cho bản thân. Thư giãn, xem phim, tập thể dục, tìm những thứ phù hợp cho mình là những thứ nên làm để xả hơi.

Bài viết này được dịch từ: https://medium.com/criteo-engineering/your-first-90-days-as-a-tech-lead-f975967f5d2d

Leave a Reply

Related Post