Active recall: Chiến lược học tập hiệu quả nhất – Phần 2 post thumbnail image

Active recall: Chiến lược học tập hiệu quả nhất – Phần 2

Trong quá trình luyện tập các kỹ năng tiếng Anh, một bộ môn cần cơ bắp trí tuệ. Mình tiếp tục tìm hiểu những phương pháp khác để có được chiến lược học tập hiệu quả. Bài viết này là một cách mình document lại những gì đã biết để ôn lại những khi cần dùng đến cũng như chia sẻ cho những bạn đang cần một phương pháp phù hợp cho mình.

Trong phần trước, mình đã tập hợp bốn phương pháp – xem lại chi tiết trong bài Active recall: Chiến lược học tập hiệu quả nhất (NCKH):

  • Practice testing – thực hành kiểm tra lại thứ bạn đã học bằng trí nhớ
  • Concepts / Mind maps – Dùng từ gợi ý seed word và vẽ lên đề cương
  • Memory Palace – kết nối những điều cần nhớ với những địa điểm quen thuộc
  • Read Actively sử dụng PP SQ3R – Survey, Question, Read – Recite – Review

Phương pháp Feynman

Các bước trong phương pháp Feyman

  • Giải thích khái niệm cho người nào đó, tưởng tượng người này không biết về chủ đề đó.
  • Sử dụng phép so sánh và ví dụ để đặt nội dung theo cách hiểu của riêng bạn và tạo ra các kết nối mới trong tâm trí.
  • Tạo ra những câu hỏi mới về nội dung như thể người này đang hỏi bạn để biết thêm thông tin, và trả lời những câu hỏi đó.
  • Nếu bạn bị mắc kẹt và không thể giải thích điều gì đó, hãy quay lại ghi chú của bạn hoặc nghiên cứu thêm cho đến khi bạn hiểu được những phần mà bạn đã bỏ lỡ.

Đây là link youtube tiếng Anh về phương pháp nổi tiếng này (thời điểm mình post bài này, nó đã có 6,8 triệu lượt xem)

Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng)

Phương pháp ôn tập thông tin theo những khoảng thời gian cách nhau ngày càng dài ra. Điều này giúp củng cố kiến thức trong bộ nhớ lâu dài.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình:

  • Độ khó của thông tin: Thông tin càng khó, khoảng thời gian giữa các lần ôn tập càng nên ngắn.
  • Mục tiêu học tập: Nếu bạn cần nhớ thông tin trong thời gian ngắn, bạn có thể tăng tần suất ôn tập.
  • Thời gian bạn có thể dành cho việc học: Lập lịch phù hợp với thời gian biểu cá nhân của bạn.

Dùng phương pháp Leitner (tiếng Anh họ gọi là Leitner system, nhưng mình không muốn dịch thành hệ thống Leitner, nghe rất đao to búa lớn):

  • Dùng một loại hộp có nhiều ngăn để phân loại thẻ học
  • Nếu nhớ thẻ sẽ được chuyển sang hộp tiếp theo với khoảng thời gian ôn dài hơn
  • Nếu quên, chuyển trở lại hộp trước đó

3 Hộp trong phương pháp này, sẽ có chu kỳ như sau:

  • Hộp 1: mỗi ngày – everyday
  • Hộp 2: cách ngày – every other day
  • Hộp 3: tuần một lần – once a week

Interleaving

Bộ nhớ tạm thời chỉ có thể nhớ tối đa 7 đơn vị thông tin cùng lúc.

Nếu bạn muốn nhớ nhiều hơn, bạn phải có cách để đưa nó qua bộ nhớ lâu dài

Hai chuyên gia tâm lý Craik & Lockhart, 1972, cho rằng bạn càng mã hóa sâu sắc thông tin, bạn sẽ càng nhớ lâu, và chia làm 3 cấp độ xử lý thông tin:

  • 1- Cấu trúc: cách một vật gì đó trông như thế nào, VD, là một chữ cái trong một từ trông như thế nào.
  • 2- Âm thanh: cách nó được phát âm
  • 3- Ngữ nghĩa: cách nó được hiểu, và khi ta đào sâu vào ngữ nghĩa, đó là cách ta tìm hiểu sâu sắc về nó.

Mình dùng ví dụ này để mọi người hiểu bản chất: Giờ mình muốn nhớ cụm: brachial plexus trong phẫu thuật giải phẫu (mình cố tình dùng từ tiếng Anh – để giúp bạn không hiểu từ này khi đọc cái này nhằm tiếp cận nó như một người mới).

  • Ở cấp độ cấu trúc, là bạn sẽ nhìn thấy từ “b-r-a-c-h-i-a-l p-l-e-x-u-s”.
  • Cấp độ âm thanh, bạn sẽ nghe những từ và cụm giống như thuật ngữ này, mình dùng IPA nhé: [ˈbreɪ.ki.əlˈplek.səs]
  • Và cùng, ở cấp độ ngữ nghĩa, bạn đang mô ta brachial plexus là gì: nó là mạng lưới da và dây thần kinh cung cấp cho phần chi trên, nó bắt đầu ở cổ, đi qua nách, và đi dọc hết phần chi trên.

Mình sẽ cố gắng tìm hiểu những phương pháp khác nữa, nếu thú vị và hiệu quả, mình sẽ post thêm phần 3. Cảm ơn bạn đã đọc, chúc bạn tìm được phương pháp học hiệu quả cho bản thân.

Leave a Reply

Related Post